Vận chuyển vật phẩm bằng đá đúng cách khi chuyển văn phòng

314

Khi chuyển văn phòng đến địa điểm làm việc mới thì chắc chắn chúng ta phải di chuyển hết tất cả đồ đạc có trong văn phòng. Ngoại trừ các trang thiết bị, máy móc, đồ điện tử thì những vật phẩm bằng đá mang tính phong thủy cũng là đồ vật cần được lưu tâm chú ý để tránh rơi vỡ, hỏng hóc hay trầy xước trong suốt quá trình vận chuyển. Vậy vận chuyển vật phẩm bằng đá như thế nào cho đúng cách, các bước chuẩn bị và thực hiện ra sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Chuẩn bị vật liệu để đóng gói

Việc chuẩn bị vật liệu để đóng gói là bước tiền để giúp đảm bảo sự cố định và an toàn của vật phẩm bằng đá. Bạn cần chuẩn bị các đồ dùng cơ bạn như sau :

  • Thùng chứa với kích cỡ phù hợp với số lượng vật phẩm cần di dời, thùng có thể bằng nhựa, xốp hay thùng carton
  • Bong bóng xốp
  • Giấy báo hoặc bìa carton để lấp đầy khoảng trống, cố định vật phẩm
  • Túi khí
  • Mút xốp
  • Màng bọc nilon
  • Kéo
  • Băng keo
  • Khăn lau

Khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hãy bắt tay ngay vào việc đóng gói đồ vật.

Vật phẩm bằng đá rất dễ bị trầy xước và nứt vỡ khi va chạm
Vật phẩm bằng đá rất dễ bị trầy xước và nứt vỡ khi va chạm

Các bước đóng gói vật phẩm bằng đá theo quy chuẩn

Mỗi loại vật phẩm sẽ có một cách đóng gói và bao bọc khác nhau, tùy thuộc vào chất liệu hay kích thước của chúng. Với những vật phẩm bằng đá bạn có thể đóng gói theo 5 bước cơ bản dưới đây, gồm có:

  • Vệ sinh sơ bộ vật phẩm

Sử dụng khăn sạch lau chùi bụi bẩn trên vật phẩm để tránh khi di chuyển bị trầy xước do bụi bẩn bám dính quá nhiều trên chúng. Có thể lau bằng khăn ướt cho sạch hẳn rồi lau khô chúng lại một lần nữa

  • Đóng gói vật phẩm

Các vật phẩm bằng đá dễ bị nứt, vỡ nếu có va đập mạnh do đó bước đóng gói là vô cùng quan trọng. Bạn nên sử dụng màng bọc nilon để bọc xung quanh vật phẩm từ 1-2 lớp để giữ vệ sinh và tránh trầy xước cho đồ vật. Đồng thời có thể sử dụng thêm lớp bọc xốp bong bóng bởi lớp bọc này vốn có độ đàn hồi tốt, có khả năng bảo vệ vật phẩm trong trường hợp va chạm khi vận chuyển

Sử dụng bong bóng chống sốc để bọc kín vật phẩm
Sử dụng bong bóng chống sốc để bọc kín vật phẩm
  • Trang bị lớp chống sốc cho thùng chứa

Ngoài việc bọc vật phẩm kỹ càng với chống sốc thì bạn cũng cần đặt mút xốp PE Foam xung quang thùng chứa để hạn chế va đập tối đa khi vận chuyển. Nếu không có điều kiện bạn cũng có thể sử dụng giấy áo thay thế

  • Sắp xếp vật phẩm vào thùng chứa

Nhẹ nhàng sắp xếp vật phẩm vào thùng chứa, chú ý không nên đặt chồng chéo quá nhiều lên nhau và bọc các lớp chống sốc đầy đủ

Sau khi đã xếp xong nếu còn thừa ra các khoảng trống thì bạn có thể sử dụng giấy báo hoặc giấy carton đã chuẩn bị trước đó để lấp đầy các khoảng trống để tránh các vât phẩm bằng đá dịch chuyển gây va đập trên đường vận chuyển

Dùng mút xốp PE Foam hoặc túi bong bóng để phủ một lớp trên bề mặt nắp thùng rồi đóng nắp lại. Cuối cùng dùng băng keo cố định các miệng thùng chứa cho chắc chắn để tránh di chuyển không bị bung bục miệng thùng.

Dùng thùng carton để đựng vật phẩm bằng đá
Dùng thùng carton để đựng vật phẩm bằng đá

Những lưu ý khi đóng gói vật phẩm bằng đá

Trong suốt quá trình đóng gói và vận chuyển bạn cần qun tâm đến một vài chú ý sau:

  • Không nên nhồi nhét các vật phẩm bằng đá vào một thùng có kích thước quá bé, cũng không nên sử dụng thùng có kích thước quá lớn sẽ có khoảng trống nhiều gây va đập nguy hiểm nếu không bọc cẩn thận
  • Với những vật phẩm bằng đá có kích thước quá lớn thì không nên đựng bằng thùng carton mà nên bọc màng bọc nilon và quấn vải mềm xung quanh cho dễ di chuyển
  • Khi dùng băng dán để cố định nắp thùng, tránh siết quá mạnh, chỉ cần dùng lực vừa đủ là đã cố định chắc chắn rồi nhé
  • Nên note lưu ý hàng dễ vỡ – vui lòng nhẹ tay bên ngoài thùng để nhân viên vận chuyển chú ý hơn và cẩn thận trong quá trình di chuyển.

Hi vọng những gợi ý trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo quản vật phẩm bằng đá đúng cách khi chuyển văn phòng. Chúc bạn thành công!.