Những lưu ý khi cúng ông Táo về nhà mới mà bạn cần biết

498

Vào ngày Hai mươi ba tháng Chạp hằng năm chắc hẳn không ai là không biết ngày lễ tiễn Ông Táo lên trời nhằm báo cáo công việc trong suốt một năm dưới hạ dưới, “Ông Táo” còn biết là vị thần cai quản bếp núc của cả gia đình vì thế đây là vị thần vô cùng quan trọng nhằm giúp mang đến sự bình yên và sự ấm cúng cho cả gia đình bạn

Ông Táo là vị thần cai quản bếp núc, vì thế mà khi chuyển nhà chắc chẳn phải chuyển bàn thờ Ông Táo theo mang về nhà mới do đó có rất nhiều người thắc mắc không biết cách vận chuyển về nhà mới nên cúng Ông Táo như thế nào? Đừng lo lắng, hãy cùng Kiến Vàng timg hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Lễ cúng Ông Táo về nhà mới
Lễ cúng Ông Táo về nhà mới

Tìm hiểu về Ông Táo

Ông Táo hay còn gọi là thần bếp, được người đời thờ cúng xem là người giữ lửa, giám sát mọi đạo lý của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình vì thế mà Ông Táo có trách nhiệm quyết định sự hưng thịnh hay cát hung của gia đình đó. Do vậy, trước khi làm bất cứ điều gì hay mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai người ta thường nhớ đến Ông Táo để điều chỉnh hành vi một cách đúng mực nhằm hạn chế tối đa những hành vi xấu ảnh hưởng đến phúc lộc của cả gia đình

Theo truyền thuyết, Ông Táo sống ở bàn thờ bếp, mỗi ngày 23 tháng Chạp hằng năm, Ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời để bẩm báo lại tình hình gia đình trong suốt một năm qua với Ngọc Hoàng. Vào thời gian đấy, các gia đình sẽ thường làm mâm cúng để tiễn Ông Táo về trời, và vật thường thấy trên mâm cúng ngoài những món thắp hương ra thì không thể thiếu đi cá Chép – vật cưỡi giúp Ông Táo về chầu trời một cách may mắn, suôn sẻ.

Những lưu ý khi cúng ông Táo về nhà mới mà bạn cần biết
Những lưu ý khi cúng ông Táo về nhà mới mà bạn cần biết

Cúng Ông Táo về nhà mới như thế nào cho đúng?

Vì là vị thần cai quản sự hưng thịnh của gia đình, vì thế để cầu mong sự may mắn và thành công cho gia đình, gia chủ thường sẽ rất quan tâm đến vấn đề thờ cúng đối với bàn thờ Ông Táo. Vì thế, khi chuyển nhà về nhà mới, bạn cũng cần chú ý đến các hình thức cúng bái đưa Ông Táo về nhà mới sống cùng gia đình sao cho đúng và chuẩn mực

Sau khi vận chuyển và sắp xếp đồ đạc ở nhà mới một cách hoàn chỉnh, thường gia chủ sẽ tiến hành cúng Ông Táo cùng lúc với lễ cúng nhập trạch. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà nghi lễ cúng Ông Táo sẽ được chuẩn bị phần lớn, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết những mâm cúng Ông Táo thường sẽ có các đồ vật như hương nhang, trái cây, hoa tươi và một mâm cỗ mặn.

Ông Táo hay còn gọi là thần Bếp
Ông Táo hay còn gọi là thần Bếp

Lễ cúng Ông Táo về nhà mới

Trước khi tiến hành lễ cúng Ông Táo về nhà mới, bạn cần chuẩn bị mâm lễ cúng như sau, sau đó mới có thể thực hiện nghi lễ cúng Ông Táo ở dưới bếp. Mâm lễ cúng bao gồm:

  • Sắm 3 bộ quần áo gồm mũ ( 2 nam 1 nữ thì theo quan niệm của ông cha ta ngày xưa Thần Bếp là một bà hai ông ) cùng với vàng mã và tiền giấy. Những vật cúng này sẽ được hóa vàng sau khi lễ cúng kết thúc
  • Nghi lễ cúng của Ông Táo sẽ được cúng ở dưới bếp
  • Vị trí đặt bàn thờ Ông Táo cần đặt ở nơi khô thoáng, tránh đặt gần nước.

Sau khi chuẩn bị mâm lễ cúng đầy đủ, bạn chỉ việc tiến hành thắp hương cúng bái là có thể hoàn thành nghi thức đưa Ông Táo về nhà mới rồi đấy.

Cúng Ông Táo về nhà mới như thế nào cho đúng
Cúng Ông Táo về nhà mới như thế nào cho đúng

Trên đây là sơ bộ về nghi lễ cúng Ông Táo mà Kiến Vàng đã tìm hiểu để có thể chia sẻ cho các bạn cùng biết. Để nghi lễ diễn ra một cách thuận lợi lời khuyên cho các bạn hãy nhớ là phải làm thật có tâm, vì tâm của mình sẽ động đến trời đất, bên cạnh đó có thể nhờ thầy cúng nhằm thực hiện một cách đầy đủ và đúng đối với những bề trên.