Chuyển nhà là sự kiện quan trọng đánh dấu sự khởi đầu mới cho cả gia đình tuy nhiên việc chuyển nhà đi kèm với rất nhiều thứ cần chuẩn bị, vì vậy với những ai chưa có kinh nghiệm chuyển nhà thì đó quả thật là điều không hề đơn giản
Theo phong tục của người dân Việt Nam, việc chuyển nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng vì thế mà phải chuẩn bị đồ dùng, thờ cúng thần linh bài bản, đầy đủ. Thủ tục về nhà mới có rất nhiều điều phải lưu ý, dưới đây là những điều bạn cần phải biết khi chuyển nhà mà ông bà ta đã đúc kết hàng ngàn năm qua.
Contents
Chọn ngày tốt chuyển nhà
Thời gian chuyển dọn, thay đổi môi trường sống của cả gia đình ảnh hưởng lớn đến vận khí của mọi thành viên trong nhà. Chuyển nhà cần phải lựa chọn đúng thời điểm lúc trời đất giao hòa, mọi sự thuận lợi thì mọi việc trong gia đình từ đó mới may mắn, suôn sẻ được
Có 3 hình thức xem ngày đó là: xem ngày chuyển nhà theo tuổi gia chủ, xem theo giờ hoàng đạo và xem theo hướng nhà. Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm khác nhau tuy nhiên hầu hết mọi người vẫn đang lựa chọn xem ngày chuyển nhà theo tuổi của gia chủ
Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, không nên chuyển nhà vào buổi tối bởi sẽ kỵ đến thần linh xung quanh.
Làm đúng thủ tục lễ nhập trạch
Theo quan niệm dân gian, mỗi gia đình đều có một vị thần cai quản riêng vì thế khi chuyển về nơi ở mới bạn cần làm lễ nhập trạch đầy đủ nhằm cúng bái thần linh, thổ địa ở nơi ở mới để cầu xin ngài phù hộ cho cuộc sống mới tốt đẹp hơn
Thứ tự làm lễ nhập trạch như sau:
- Sắm đồ, lễ nhập trạch
- Chuẩn bị những vật dụng cần đem vào nhà mới như bếp than, chiếu, chổi, nước, muối
- Chọn đúng ngày giờ thì gia chủ cầm bát hướng đi qua bếp than đặt sẵn ở trước cửa
- Các thành viên khác sẽ cầm theo các vật dụng đã chuẩn bị đem vào nhà mới và mâm cúng đi theo sau
- Gia chủ đọc văn khấn
- Đun nước và bật điện sáng cho căn nhà
- Dọn lễ và hóa vàng
Lễ nhập trạch tuy đơn giản nhưng bạn cần phải làm theo trình tự đúng và đủ nhằm không gây phật ý thần linh, thổ địa của căn nhà.
Gia chủ đun nước, mở van nước, bật đèn sáng
Ngay khi hoàn thành lễ nhập trạch, gia chủ sẽ tiến hành đun nước. Điều này tượng trưng cho sự khởi đầu mới, cuộc sống mới cho ngôi nhà đem đến ấm no và sung túc. Mặt khác, đun nước còn mang ý nghĩa khai bếp, dâng trà mời thổ địa, thần linh trong gia đình. Gia chủ nên để nước sôi trên bếp tầm 10 phút rồi mới tiến hành tắt lửa. Bạn cũng có thể dùng nước nấu sôi để pha trà mời khách
Mở tất cả van nước trong nhà, để nước chảy thật chậm tầm 10 phút rồi mới tắt, điều này mang ý nghĩa đầy đủ. Mở tất cả cửa sổ để đón khí lành của trời đất vào nhà. Bạn cũng cần phải bật đèn điện sáng trong nhà như thắp lên sự sống nhằm xua đuổi tà khí cầu mong những điều tốt lành sẽ đến với cả gia đình trong ngôi nhà mới. Tốt nhất bạn nên bật đèn điện suốt đêm trong 3 ngày và gia chủ cần ngủ lại trong ngày nhập trạch.
Ngủ lại một đêm trong ngày nhập trạch
Sau khi làm lễ nhập trạch xong dù thế nào đi chăng nữa thì gia chủ vẫn nên ngủ lại nhà mới một đêm. Điều này giúp cho ngôi nhà có hơi ấm của người, nhằm xua tan đi tà khí cũng như là cách xác nhận chủ quyền của ngôi nhà đối với thần linh.
Trên tay cần cầm một đồ vật khi vào nhà
Các thành viên trong gia đình ai cũng phải tham gia trong quá trình chuyển nhà, vì thế khi vào nhà mới mỗi người cần cầm trên tay một thứ đồ vật nào đó từ nhà cũ sang nhà mới mà không nên đi tay không. Đó có thể là hoa quả hay các đồ vật tượng trưng cho sự no ấm, đầy đủ cho gia đình. Người trong gia đình ai cũng có thể vào nhà mà không cần kiêng kỵ tuổi tác.
Nấu ăn trong ngày đầu tiên đến nhà mới
Bạn có biết, bếp có vai trò là sự sống, là vật dụng giữ lửa cho ngôi nhà, tượng trưng cho tình yêu và sự êm ấm. Vì vậy trong những ngày đầu tiên ở nhà mới bạn nên nấu một vài món gì đó cho cả nhà. Bếp nổi lửa sẽ giúp không gian trở nên ấm cúng, biểu trưng cho sự sống được tiếp nối và duy trì
Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã nắm được những điều cần lưu ý khi chuyển nhà. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào có thể để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẵn lòng giải đáp chúng cho bạn.