Mâm lễ cúng nhập trạch gồm những gì?

1295

Ngày nhập trạch luôn rất quan trọng với nhiều gia đình, vì nghi thức liên quan đến yếu tố tâm linh, linh thiêng. Một trong những công việc quan trọng mà gia chủ cần chuẩn bị trong ngày nhập trạch đó là chuẩn bị mâm lễ cúng. Bạn đã biết mâm lễ cúng nhập trạch gồm những gì hay chưa? Làm sao để nghi thức nhập trạch diễn ra suôn sẻ và đúng nhất? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin về vấn đề này nhé.

Lễ nhập trạch là gì?Ý Nghĩa của lễ nhập trạch?

Nhập trạch là từ Hán Việt, theo đó “nhập” có nghĩa vào, “trạch” là nhà. Hiểu một cách đơn giản là nhập trạch là dọn vào nhà mới tương đương việc “đăng ký hộ khẩu” với thần linh, thổ địa đang cai quản ngôi nhà. Đây là một  nghi lễ cổ truyền khá quan trọng của dân tộc ta được lưu truyền từ ngàn đời qua. Hiện nay khi chuyển nhà gia đình nào cũng thực hiện nghi lễ nhập trạch. 

Việc chuẩn bị mâm ngũ quả với hi vọng cuộc sống sau này sẽ thuận buồm xuôi gió

Ông cha ta thường có câu “Đất có thổ công, sông có hà bá” mỗi một vùng đất, khu vực đều có thần linh trấn quản. Chính vì vậy khi chuyển đến nơi ở mới gia chủ đều phải làm lễ trình báo xin phép, có như vậy mới được chấp thuận, cuộc sống gia đình, công việc sau này theo đó mới “thuận buồm xuôi gió”.

Ngoài ra, khi chuyển sang nhà mới đồng nghĩa với việc tổ tiên, thần tài thổ địa đang ở nhà cũ phải được chuyển đến nhà mới, để gia đạo tiếp tục được phù hộ. 

Mâm lễ cúng nhập trạch bao gồm những gì?

Với mỗi vùng miền, tỉnh thành thì mâm lễ cúng nhập trạch sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên trong mâm lễ cúng về nhà mới vẫn sẽ có những món lễ vật không thể thay thế cho dù bạn là người vùng miền nào.

Theo nghi thức nhập trạch thì thì hầu hết mâm cúng chính gồm 3 phần chính đó là hoa quả, vàng mã và rượu thịt.

Mâm ngũ quả

Trong mâm lễ cúng về nhà mới thì trái cây nên ít nhất là có 5 loại trái, nếu muốn gia đình có thể chuẩn bị nhiều hơn. Gia đình lưu ý nên bày biện trái cây theo số lẻ.

 

Mâm trái cây có thể gồm: Nải chuối, mãng cầu, đu đủ, dưa hấu, xoài, nho, nhãn, cam, táo, lê…Những loại trái cây trên phải to, đẹp, không bị bầm, dập. Sau khi đã rửa sạch thì xếp trái cây lên đĩa sao cho ngay ngắn, đẹp mắt.

Mâm ngũ quả

Lễ vật cúng

Theo quan niệm phong thủy thì lễ vật cúng về nhà mới bao gồm: hương, hoa, nhang, đèn,….. là những món đồ mà gia chủ không thể chuẩn bị thiếu trong bất kỳ lễ cúng nào, kể cả lễ nhập trạch. Theo đó, lễ vật cúng trong ngày nhập trạch bao gồm: 

  • Nhang, 1 cặp đèn cầy màu đỏ, giấy vàng mã
  • Hoa tươi (thường là hoa cúc vàng ) 3 miếng trầu cau đã têm
  • 1 đĩa muối (rải sau khi cúng) và gạo với 3 hũ nhỏ gồm nước, muối, gạo. (giữ lại sau khi cúng)
  • Số bông phải là lẻ, loại hoa có thể linh hoạt theo mùa

Chuẩn bị mâm lễ cúng đầy đủ trong ngày nhập trạch

Mâm cơm

Đối với mâm lễ cúng về nhà mới thì tùy theo gia chủ chọn món chay hay món mặn mà có thể chuẩn bị khác nhau:

  • Mâm cơm mặn gồm:  Gà luộc nguyên con hoặc heo sữa nhỏ quay, xôi chè, 3 điếu thuốc, 2 chén rượu, 3 chén trà, 1 bộ tam sinh (1 miếng thịt lợn luộc, 1 trứng vịt luộc, 1 con tôm luộc)
  • Mâm cơm chay gồm: Gia chủ có thể chuẩn bị từ 4 – 5 món tùy theo gia đình. Các món ăn có thể là: rau củ xào, nem chay, canh nấm, xôi…

Điều quan trọng nhất trong nghi lễ cúng nhập trạch là gia chủ cần thành tâm khấn vái. Vì thế, gia chủ cần bày biện mâm lễ cúng về nhà mới thật đầy đủ, tươm tất, trang nghiêm.

Sau khi đã chuẩn bị và sắp đặt đầy đủ các lễ vật cần thiết trong ngày lễ nhập trạch thì bạn cần đặt đúng hướng hợp với gia chủ. Trong lễ cúng, gia chủ cần tự mình thắp nhang và cắm vào bát hương để bắt đầu xin nhập trạch và xin phép thần linh được mời ông bà tổ tiên về nhà mới để thờ vượng. Khi gia chủ đã khấn thần linh xong, tiếp theo đó gia chủ sẽ làm lễ khấn báo cáo để mời gia tiên về nhà mới.

Những điều cần lưu ý khi chuyển nhà mới 

  • Việc chuyển đến nhà mới thì buộc gia chủ phải được thực hiện chính xác theo giờ đã định sẵn và chỉ duy nhất người trong nhà mới được có mặt vào thời điểm này , tránh mời bạn bè khách khứa 
  •  Luôn luôn nói lời tốt đẹp trong ngày chuyển nhà , tuyệt đối nói lời không hay và tiêu cực 
  •  Không nên cãi vã và mắng mỏ trẻ nhỏ hay khóc lóc vào ngày chuyển nhà vì hành động này tượng trưng cho sự bất hạnh và bất hòa trong gia đình 
  •  Bật sáng tất cả bóng đèn trong nhà, xả vòi nước để thông ống nước nói chung là nên khởi động tất cả các thiết bị trong nhà 
  •  Không nên ngủ trưa trong ngôi nhà mới vào đúng ngày chuyển nhà vì nó tượng trưng cho sự lười biếng và bệnh tật 
  • Bạn dùng một túi vải nhỏ đổ đầy gạo bên trong, cột lại. Sau đó viết chữ “ĐẦY ĐỦ” trên một tờ giấy màu đỏ dán vào túi gạo sau đó đặt  dưới đáy thùng gạo hoặc thùng chứa gạo  Hành động này mang hàm ý may mắn, cuộc sống trong gia đình no đủ, sung túc. 
  •  Mua chổi mới và cây lau nhà mới 
  • Không được bước vào nhà mới với hai bàn tay trắng , tất cả các thành viên phải mang theo 1 thứ gì đó tượng trưng cho sự may mắn
  •  Phụ nữ đang mang thai tránh tham gia vào việc chuyển nhà 
  •  Ngày đầu tiên vào nhà mới bạn cần nổi lửa để nấu gì đó bạn có thể đun nước pha trà 

Trên đây là những chia sẻ về cách chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch.  Mong rằng đã những thông tin trên giúp ích được cho bạn khi chuẩn bị đồ cúng tại nhà. Chúc bạn có buổi lễ nhập trạch suôn sẻ, chúc cuộc sống gia đình về sau hanh thông, tràn trề hạnh phúc trong ngôi nhà mới!