Hướng dẫn tham gia giao thông khi thấy đèn vàng

1279

Khi tham gia giao thông thấy tín hiệu màu vàng nhiều bạn có thói quen cố nhấn ga để khỏi phải dừng đèn đỏ từ đó gây những vụ tai nạn nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ một lần nữa giúp bạn “nằm lòng” hướng dẫn tham gia giao thông khi thấy đèn vàng để lái xe an toàn hơn khi lái xe tránh được những tai nạn đáng tiếc.

Ý nghĩa của 3 loại đèn tín hiệu giao thông 

Các loại tín hiệu đèn giao thông đường bộ

  • Tín hiệu đèn xanh: cho phép xe đi.
  • Tín hiệu đèn vàng: tín hiệu cảnh báo cho sự luân chuyển tín hiệu, báo hiệu người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường giảm tốc độ và phải dừng lại ở trước vạch sơn “Dừng lại” theo quy định. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn thì phải nhanh chóng vượt qua khỏi giao lộ để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác.
  • Tín hiệu đèn đỏ: dừng lại.

Mỗi loại đèn tín hiệu có ý nghĩa khác nhau

Hướng dẫn tham gia giao thông khi thấy đèn vàng

Quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT có nội dung hướng dẫn người tham gia giao thông khi thấy đèn vàng cụ thể như sau: 

Theo đó, khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Nhiều người thường có thói quen vượt đèn vàng gây tai nạn giao thông không đáng có

Đối với trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.

Ngoài ra, ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

Trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định.

Mức phạt khi vi phạm tín hiệu đèn giao thông

Nghị định 46/2016/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2016 quy định người điều khiển phương tiện giao thông nếu vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ cụ thể như sau:

  • Xử phạt hành chính từ 1.200.000-2.000.000 triệu đồng đối với người vi phạm giao thông điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vượt đèn vàng (Căn cứ Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46).
  •  Xử phạt hành chính từ 300.000 – 400.000 đồng đối với người vi phạm giao thông khi điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt đèn vàng (Căn cứ Điểm c, Khoản 4, Điều 6 của Nghị định 46).
  •  Xử phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt đèn vàng từ 400.000 – 600.000 đồng (Căn cứ Điểm g, Khoản 4, Điều 7 của Nghị định 46).
  • Xử phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vượt đèn vàng từ 60.000 – 80.000 đồng (Căn cứ Điểm h, Khoản 2, Điều 8 của Nghị định 46).

Việc nắm được cách tham gia giao thông khi có đèn vàng sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối không đáng có 

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ cách tham gia giao thông khi thấy đèn vàng, để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật cũng như đảm bảo an toàn của mình và người tham gia giao thông khác, mọi người cần phải nắm rõ các quy định trên. Chúc bạn thành công!