Dù học trực tuyến hay trực tiếp thì việc học ở nhà là điều không thể thiếu đối với các em học sinh, sinh viên khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu góc học tập không đảm bảo có thể ảnh hưởng đến việc tập trung và tiếp thu kiến thức của trẻ
Một vài thủ thuật đơn giản dưới đây sẽ khiến góc học tập của trẻ trở thành không gian hiệu quả và hấp dẫn hơn. Cùng tham khảo ngay nhé.
Contents
Loại bỏ sự lộn xộn
Đây là điều cần thiết nhất khi muốn tạo ra không gian học tập và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình vội vã tạo ra góc học tập và vui chơi, nhiều bậc cha mẹ thường bỏ qua tầm quan trọng của việc này nhưng đó lại là điều khiến trẻ bị phân tâm, sao nhãng
Khái niệm lộn xộn sẽ khác nhau đối với mỗi gia đình. Nó có thể là bất cứ thứ gì như giấy tờ, đồ chơi không nên có trên bàn học hoặc khu vực dành riêng cho việc học
Một số trẻ em có nhiều bút dạ, bút chì màu hay các đồ dùng học tập, mặc dù chúng có liên quan đến việc học nhưng nếu quá nhiều sẽ rất dễ ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ
Do đó, các bậc phụ huynh nên giúp con mình biết cách phân loại các vật dụng và bỏ riêng những thứ thật sự không cần thiết. Tạo ngăn kéo hoặc các kệ riêng biệt để có thể cất gọn chúng tránh ra khỏi tầm mắt của trẻ.
Đảm bảo mọi vật dung cần thiết trong phạm vi tiếp cận
Những vật dụng cần thiết cho việc học tập sẽ bao gồm rất nhiều như sách vở, bút giấy, thước kẻ, đồ dùng,…Và tất nhiên, đối với mỗi độ tuổi nhất định sẽ có những dụng cụ học tập riêng phù hợp với trình độ học tập của con
Điều quan trọng nhất là tạo cho trẻ không gian học tập đầy đủ kệ, ngăn kéo lưu trữ các vật dụng khác nhau để con bạn không phải rời bàn học để tìm kiếm dụng cụ hay hoàn thành một công việc nào đó như rời bàn học để gọt bút chì hay bơm mực.
Đảm bảo không gian thoáng đãng, yên tĩnh, lưu thông thuận tiện
Một góc học tập ở nhà hoàn hảo cho trẻ phải kể đến một yếu tốt quan trọng đó là sự dễ dang tiếp cận về mặt lưu thông, đi lại
Nếu con bạn không thể dễ dàng ra vào không gian thì điều này trở thành khó chịu nếu con bạn đang gặp phải vấn đề về vận động hay gặp khó khăn với các kỹ năng vận động. Chưa kể, nó còn khiến trẻ mất tập trung hơn nếu con bạn khó tiếp cận đến góc học tập của mình
Do đó, bạn nên bố trí khu vực làm bài tập của trẻ ở nơi ít người lui tới, đặc biệt là nơi có đủ đồ dùng cần thiết mà không cảm thấy chật chội hoặc căng thẳng về việc chiếm dụng không gian.
Góc học tập của trẻ nên có sự kết nối nhất định với bố mẹ
Tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau mà con bạn có thể cần đến sự hỗ trợ của bố mẹ để hoàn thành bài tập. Thật bất tiện khi con bạn phải di chuyển từ phòng của mình qua phòng bố mẹ để hỏi vấn đề gì đó mà trẻ cần giải đáp
Do đó, bạn nên thiết kế góc học tập của con tùy theo tính cách, độ tuổi, trình độ để có sự giao lưu, gần gũi với phụ huynh. Nhất là những bé mới vào lớp 1 để đảm bảo bạn có thể sẵn sàng khi bé cần sự giúp đỡ từ bạn.
Thiết kế ánh sáng phù hợp
Khu vực học tập của trẻ cần có ánh sáng phù hợp để không ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ. Điều tốt hơn là những khu vực có thể tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bằng cách đặt bàn học gần cửa sổ, giếng trời hay treo gương để hút ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng tự nhiên vừa tốt cho mắt của trẻ, vừa giúp không gian học tập trở nên thoáng đãng, thoải mái hơn.
Trên đây là một vài cách thiết kế giúp góc học tập của trẻ trở nên hoàn hảo và phù hợp hơn. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tạo ra cho con trẻ môi trường học tập hiệu quả và dễ dàng.