Để không phải lo lắng hay đau đầu về vấn đề chi tiêu trong gia đình thì việc tốt nhất bạn phải làm đó chính là quản lý tài chính làm sao cho hiệu quả giúp bạn và các thành viên trong gia đình sử dụng đồng tiền hợp lý mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu cơ bản, đồng thời tiết kiệm được khoản dư đáng kể mỗi tháng. Hãy cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây để biết được mẹo quản lý tài chính hiệu quả cho gia đình bạn nhé!
Contents
Lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình
Việc thiết lập cụ thể chi tiêu cho gia đình sẽ giúp bạn kiểm soát được các khoản chi phí mỗi tháng một cách hiệu quả. Bạn có thể tham khảo cách chia các khoản chi tiêu theo tỷ lệ giống như phương pháp JARS ( 6 hũ tài chính ) như sau:
- Khoản chi phí thiết yếu (55%): Khoản chi phí này bao gồm những chi tiêu ăn uống của gia đình, điện nước, mạng, xăng xe, thống thang, đám hỏi, … và tiền thuê nhà nếu có
- Khoản tiết kiệm (10%): Là khoản chi tiêu để bạn đáp ứng như mục tiêu trong tương lai của mình như tiền nuôi con, tiền mua nhà, mua xe, trả nợ,…
- Khoản phí đầu tư (10%): Chi phí để đầu tư vào giáo dục hay các mục đích kinh doanh có sinh lợi nhuận,…
- Khoản chi phí hưởng thụ (10%): Bao gồm những chi phí phục vụ cho mục đích giải trí, thư giãn, du lịch, xem phim, giao lưu,…
- Khoản chi phí cho đi (5%): Chính là chi phí cho người khác ngoài gia đình bạn như việc làm từ thiện, hoạt động cộng đồng,…
- Khoản chi phí tự do (10%): Là khoản chi phí hưởng thụ với thời gian dài như đi du lịch, nghỉ dưỡng,…
Tùy theo mức độ chi tiêu trong gia đình bạn mà những khoản chi phí trên sẽ có sự thay đổi theo tỷ lệ % khác nhau. Trong đó bạn vẫn nên ưu tiên cho những khoản phí thiết yếu cố định mỗi tháng và giảm bớt những chi phí sinh hoạt chi tiêu khác sao cho hợp lý trong gia đình mình.
Cân đối chi tiêu với quy tắc 50:30:20
Việc áp dụng kế hoạch chi tiêu cho gia đình theo quy tắc 50:30:20 sẽ giúp cho bạn đảm bảo được các khoản chi tiêu một cách hợp lý mà không làm ảnh hưởng tới nhu cầu thiếu yếu của các thành viên trong gia đình. Cụ thể như sau:
- Dành 50% thu nhập mỗi tháng của gia đình để chi tiêu vào các khoản cố định như hóa đơn tiêu dùng, ăn uống, phương tiện đi lại,…
- Dùng 30% thu nhập để đáp ứng vào các nhu cầu chi tiêu cá nhân như chi phí học tập, mua sắm, quần áo, du lịch, giải trí,…
- Còn 20% còn lại phục vụ cho mục tiêu tài chính như đầu tư, tiết kiệm, quỹ dự phòng,…
Lên kế hoạch tiết kiệm hợp lý
Bạn cũng có thể tham khảo cách tiết kiệm theo phương pháp Kakeibo của người Nhật. Rất đơn giản theo quy trình các bước sau:
Bước 1: Chia thu nhập mỗi tháng ra thành 4 phần:
- Phần 1: Chi phí thiết yếu như tiền ăn uống, hóa đơn, phương tiện đi lại, thuốc thang,…
- Phần 2: Chi phí không thiết yếu như tiền mua sắm quần áo, giải trí, giao lưu bạn bè,…
- Phần 3: Chi phí đầu tư cho tương lai như học hành, thăm khám sức khỏe,…
- Phần 4: Chi phí phát sinh ngoài dự kiến như sửa xe, đám cưới, thôi nôi,…
Bước 2: Kiểm tra lại tổng chi phí đã chi tiêu vào cuối tuần với mục đích cân nhắc lại các khoản chi sao cho hợp lý, số dư còn lại là bao nhiêu và phải cần tiết kiệm bao nhiêu mới hoàn thành kế hoạch đặt ra của tháng. Như vậy bạn sẽ quản lý được các khoản tiêu cho tuần kế tiếp.
Thảo luận với gia đình
Bạn cần dành thời gian để bàn bạc cũng như thảo luận với các thành viên trong gia đình để biết rõ các khoản chi tiêu nào là cần thiết. Việc làm này sẽ giúp bạn biết được các khoản nào cần được ưu tiên hoặc bổ sung những chi phí còn thiếu trong khoản chi tiêu cần thiết của gia đình
Không những thế, việc phân rõ trách nhiệm tài chính cho mỗi thành viên trong gia đình sẽ giúp mọi người có trách nhiệm hơn trong việc chi tiêu . Sau đó đến cuối tháng bạn có thể tổng hợp lại được các khoản chi, thu nhập và tiền dư mỗi tháng.
Lưu ý đến các chi phí phát sinh
Trong cuộc sống hằng ngày, sẽ có rất nhiều yếu tố xảy ra mà bạn không thể lường trước được vì thế bạn sẽ phải chi tiêu vào những khoản chi phí phát sinh ngoài ý muốn như sửa xe, tiền đám, quần áo hay một vài hoạt động giải trí, giao lưu khác
Vì thế, trong kế hoạch chi tiêu cho gia đình bạn sẽ cần phải có khoản chi này, bạn cần xem xét kỹ để biết được dành bao nhiêu % thu nhập cho khoản phí này là hợp lý nhé.
Với chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã có được thêm 5 mẹo quản lý tài chính hiệu quả cho gia đình mà bạn không nên bỏ qua đâu nhé!