Hướng dẫn gia chủ đọc bài cúng chuyển bếp chuẩn xác nhất 

778

Theo quan niệm phong thủy bếp là nơi thờ ông Táo, vị thần cai quản và bảo vệ cho gia đình. Chính vì vậy, khi thực hiện công việc chuyển nhà thì gia chủ cũng cần chuyển bếp sang nhà mới. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được cách chuyển bếp cũng như bài cúng chuyển bếp chuẩn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc bài cúng chuyển bếp chuẩn xác nhất. 

Ý nghĩa của nghi thức chuyển bếp về nhà mới 

Thần Bếp hay còn gọi là Ông Táo, được dân gian biết đến với vai trò là người giữ lửa, giám sát mọi hoạt động đạo lý của gia chủ cùng các thành viên trong gia đình, Ngoài ra, Ông Táo còn là người định đoạt sự hưng thịnh hay cát hung của gia đình đó. Chính vì thế trước khi làm bất cứ điều gì, các thành viên trong gia đình thường nhớ đến ông Táo để điều chỉnh hành vi đúng mực.

Nghi thức chuyển bếp với ý nghĩa báo cáo với ông Táo gia chủ đã chuyển về nhà mới

Theo truyền thuyết, ông Táo sống ở bàn thờ Bếp, các gia đình vẫn thường làm lễ đưa tiễn ông táo về trời vào dịp 23 tháng chạp âm lịch để bẩm báo lại tình ảnh gia đình gia chủ với Ngọc Hoàng. Cho đến nay, các gia đình vẫn duy trì phong tục cúng ông Táo về trời hàng năm bằng việc làm mâm cỗ tiễn ông Táo. 

Còn khi dọn về nhà mới bài cúng chuyển bếp hay bài cúng đón ông táo về nhà mới chính là một nghi thức thông báo với ông Táo rằng gia đình mình đã đến nơi khác ở, mời ông Táo theo cùng và tiếp tục che chở gìn giữ gia đình mình.

Chính vì thế khi thực hiện nghi thức chuyển bếp về nhà mới gia chủ cũng chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết để cúng ông Tháo. 

Bài cúng chuyển bếp về nhà mới chuẩn xác 

Đây là bước quan trọng nhất trong việc thực hiện nghi thức chuyển bếp đến nhà mới gia chủ cần chú ý để tránh làm sai. Khi thực hiện đọc bài cúng chuyển bếp chúng ta phải thành tâm khẩn ý để bền trên chứng giám cho mình. Ngoài ra, để tránh sai sót trong quá trình thực hiện gia chủ nên in sẵn bài văn khấn chuyển bếp về nhà để khi khấn vái dễ dàng đọc hơn.

Bài cúng chuyển bếp về nhà mới cụ thể như sau:

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Con lạy Chư Vị Tôn Thần

Con kính lạy các Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa

Con kính lạy Ngài Táo phủ thần quân.

Chúng con là: …………

Sống tại: …………

Hôm nay là ngày….là ngày lành tháng tốt…

Gia đình chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước bàn thờ gia tiên. Có lời thưa rằng vì chúng con khởi tạo ….xây bếp cho căn nhà ở địa chỉ….. ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi…. cư ngụ cho gia đình, kinh doanh…..

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong các vị thần linh soi xét và cho phép được động thổ:sửa nhà, sửa bếp, cất nóc….

Chúng con thành tâm kính mời: Ni Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật chứng giám lòng thành và phù hộ độ trì, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các Thần linh cai quản trong xứ này.

Cúi xin các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đình được bình an mạnh khỏe.

Chúng con tuy lễ bạc nhưng tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Đọc bài cúng chuyển bếp chuẩn xác, trang nghiêm

Những lưu ý khi thực hiện chuyển bếp về nhà mới

Việc chuyển bếp về nhà mới cũng tốn khá nhiều thời gian chuẩn bị, do đây là khu vực có nhiều đồ dùng, thiết bị gia dụng cồng kềnh như: lò vi sóng, tủ lạnh, bát đũa,….Bạn có thể phân loại đồ dùng thành các thiết bị điện (bao gồm: tủ lạnh, lò vi sóng, bộ hút mùi, bếp điện,…), các đồ dễ vỡ (bát, đĩa, các lọ chứa gia vị,…), các đồ thực phẩm và bếp để tiện lợi cho quá trình đóng gói và vận chuyển. 

Đối với các thiết bị điện, bạn phải chú ý đóng gói cũng như di chuyển nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn về mặt hoạt động cũng như hình thức của thiết bị. Bạn cũng cần lưu ý  việc tháo lắp phải tuân thủ theo quy trình, hướng dẫn sử dụng theo quy định. 

Sắp xếp căn bếp một cách khoa học, gọn gàng

Về các đồ dễ vỡ như bát đũa, gốm sứ gia chủ cần đóng gói cẩn thận, tỉ mỉ, bạn nên chèn lót cẩn thận bằng giấy báo, hoặc vải, nếu có thể. Những đồ này được cho vào các thùng riêng, được đánh dấu là đồ dễ vỡ và ghi danh sách các món đồ trong thùng để đảm bảo an toàn.

Đối với các đồ thực phẩm trong gian bếp, bạn nên phân loại riêng từng sản phẩm vào từng túi nilon, ghi tên phía ngoài túi, để khi đến nhà mới, bạn có thể dễ dàng sắp xếp các loại đồ một cách ngăn nắp. Những đồ thực phẩm tươi phải có phương thức bảo quản phù hợp, tránh làm hỏng đồ trong quá trình vận chuyển đến nhà mới.

Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn đã giải đáp được thắc về bài cúng chuyển bếp về nhà mới và có thêm sự sẵn sàng kỹ lưỡng cho mình trong ngày nhập trạch. Chúc bạn thành công!