Bài cúng chuyển bếp được nhiều người áp dụng nhất

11987

Chuyển nhà tất nhiên sẽ phải chuyển cả bếp. Gian bếp cũng có vị thần sinh sống ở đó là ông Táo bởi vậy khi chuyển nhà cần làm lễ chuyển bếp. Dưới đây là bài cúng chuyển bếp để mọi người tham khảo. 

Tại sao phải làm lễ cúng chuyển bếp?

Ông táo chính là vị thần cai quản mọi chuyện trong gia đình và cứ đến dịp cuối năm lại lên báo cáo với ngọc hoàng những thành tựu cũng như hạn chế của gia chủ trong năm. Mà theo dân gian, ông táo sinh sống chủ yếu là ở căn bếp của mỗi gia đình.

Làm lễ nhập trạch về nhà mới không thể thiếu lễ cúng rời bếp. Để thông báo với các vị thần linh, ông táo về việc chuyển nhà của gia chủ. Mong ước sự bình an, may mắn, thuận hoà cho các thành viên trong gia đình.

Làm lễ cúng chuyển bếp là cần thiết
Làm lễ cúng chuyển bếp là cần thiết

Thường gia chủ sẽ tiến hành cúng ông Táo song song với lễ cúng nhập trạch. Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình mà việc chuẩn bị mâm lễ cúng có phần lớn, nhỏ không giống nhau. Trước khi tìm hiểu về bài cúng chuyển bếp cần hiểu ý nghĩa của lễ cúng chuyển bếp.

Các bước làm lễ cúng chuyển bếp

Lễ cúng chuyển bếp rất đơn giản tuy nhiên bạn cũng cần có sự chuẩn bị trước để mọi việc diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ bởi ngày chuyển nhà sẽ có rất nhiều công việc cần phải làm trong cùng một thời điểm.

Chuẩn bị lễ vật

Như đã nói ở trên mâm lễ cúng chuyển bếp có thể to nhỏ tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình, quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ. Dưới đây là những nguyên liệu cơ bản của một mâm lễ cúng chuyển bếp:

  • Một đĩa xôi
  • Một con gà luộc
  • Đĩa ngũ quả
  • Lọ hoa tươi
  • Rượu và nước
  • 3 bộ quần áo và tiền vàng mã

Nhiều gia đình làm mâm lễ cúng chay cũng không sao cả. Hoặc đơn giản hơn chỉ cần hoa quả và vàng mã, 3 nén hương. Đừng quên chuẩn bị cả bài cúng chuyển bếp nhé các bạn.

Chuẩn bị các lễ vật cho mâm cúng
Chuẩn bị các lễ vật cho mâm cúng

Làm lễ cúng

Để một chiếc bạn ở vị trí bằng phẳng trong gian bếp. Tiếp đó bày biện các lễ vật đã chuẩn bị lên bàn và chắp tay khấn 3 lần. Lưu ý gia chủ phải là người trực tiếp làm lễ và đọc vài cúng chuyển bếp. Nội dung bài cúng chuyển bếp:

Nam mô a di Đà Phật 3 lần!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật. Chư Phật mười phương, con kính lại ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân. Hôm nay ngày ….. Tháng ….. Năm ….. Gia đình chúng con mới chuyển (dọn) đến đây là: … (Địa chỉ) …..

Chúng con thật tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái, kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Nhờ hồng phúc tổ tiên, thần linh linh thiêng phù trì, chúng con vừa mới tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân lựa chọn được ngày lành tháng tốt, xây dựng án thời, kê giường group lửa, kính lễ khánh hạ.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ thể trạng dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Nam mô a di đà Phật 3 lần!

Gia chủ phải là người đọc bài cúng chuyển bếp
Gia chủ phải là người đọc bài cúng chuyển bếp

Hoá vàng

Bước cuối cùng là mang quần áo và tiền vàng ra hoá. Lưu ý là hoá cả bài cúng chuyển bếp cùng. Rượu và nước hãy mang đổ lên phần tro sau khi đã hoá vàng. Vậy là bạn đã hoàn thành lễ cúng chuyển bếp. Lúc này có thể yên tâm di chuyển, vệ sinh các vật dụng trong bếp cũ và chuyển đến ngôi nhà mới.

Bài cúng chuyển bếp không có khuôn mẫu cố định. Bạn có thể áp dụng bài mẫu trên của A Sóc sau đó điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình.